“Chăn lông cừu là một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt vào mùa đông. Với chất liệu mềm mại, ấm áp, chăn lông cừu mang đến cho chúng ta những giấc ngủ ngon và sâu. Tuy nhiên, để giữ gìn được vẻ đẹp và độ bền của chăn, việc giặt giũ đúng cách là vô cùng quan trọng. Nhiều người thường băn khoăn không biết cách giặt chăn lông cừu như thế nào để không làm hỏng sợi lông. Bài viết này Lasante’ Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách giặt chăn lông cừu tại nhà đơn giản và hiệu quả.
1. Tại sao cần phải giặt chăn lông cừu đúng cách.
Việc cách chăn lông cừu đúng cách mang lại nhiều lợi ích như:- Giữ gìn độ bền: Chăn lông cừu tự nhiên có sợi lông mềm mịn, nhưng nếu giặt sai cách, cấu trúc sợi lông có thể bị tổn thương. Giặt đúng phương pháp giúp chăn giữ được độ mềm mại và cảm giác thoải mái khi sử dụng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của chăn.
- Bảo vệ màu sắc: Chăn lông cừu tự nhiên thường có màu sắc và vẻ đẹp riêng biệt. Nếu giặt không đúng cách, màu sắc của chăn có thể phai, làm mất đi vẻ sang trọng và hấp dẫn ban đầu.
- Đảm bảo vệ sinh: Chăn lông cừu dễ tích tụ bụi bẩn và mồ hôi, có thể gây dị ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được giặt sạch đúng cách. Việc giặt đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các tác nhân gây hại, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình.
- Tăng cường độ mềm mại: Khi bạn giặt chăn đúng cách sẽ làm tăng độ mềm mịn cho chăn.
Ngược lại, nếu giặt chăn không đúng cách, chăn có thể bị xù lông, co rút, phai màu, thậm chí bị hỏng hoàn toàn.
2 Hướng dẫn chuẩn bị trước khi giặt chăn lông cừu
Kiểm tra tem hướng dẫn sử dụng trên chăn: Mỗi chăn lông cừu đều có hướng dẫn cụ của nhà Lasante’ chúng mình.
-
Nhiệt độ nước phù hợp: Thường là nước ấm dưới 30°C.
-
Chế độ giặt: Giặt tay hoặc sử dụng máy giặt ở chế độ nhẹ.
-
Loại nước giặt nên dùng: Sử dụng dung dịch giặt nhẹ nhàng, không chứa chất tẩy mạnh.
-
Lựa chọn thời gian giặt khi thời tiết khô ráo và không quá ẩm ướt là điều quan trọng để đảm bảo chăn khô nhanh, tránh bị ẩm mốc. Nếu trời quá ẩm hoặc mưa, bạn có thể giặt chăn và phơi trong phòng có máy hút ẩm hoặc nơi thoáng mát có quạt thông gió.
-
Phơi và bảo quản: Phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
3. Cách giặt chăn lông cừu bằng tay
Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm: Sử dụng nước ấm khoảng 30 độ, tránh nước quá nóng gây co rút sợi lông cừu. Bước 2: Sử dụng dung dịch giặt nhẹ: Dùng dung dịch giặt chuyên dụng cho vải len hoặc lông cừu. Bước 3: Giặt nhẹ nhàng bằng tay: Chỉ giặt nhẹ nhàng, tránh vò mạnh tay. Bước 4: Xả sạch bằng nước lạnh: Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn xà phòng, tránh tích tụ hóa chất. Bước 5: Phơi chăn ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp: Lộn mặt trong ra ngoài để phơi khô đều.
4. Cách giặt chăn lông cừu bằng máy
Bước 1: Kiểm tra máy giặt: Máy giặt có chế độ giặt len, nhẹ nhàng. Nếu máy giặt không phù hợp có thể gây hỏng chăn. Bước 2: Chọn chế độ giặt nhẹ: Nhiệt độ nước dưới 30 độ, chu kỳ quay nhẹ nhàng. Bước 3: Sử dụng nước giặt phù hợp: Chọn sản phẩm giặt dành riêng cho len, lông cừu. Bước 4: Phơi khô đúng cách: Phơi chăn ở nơi thoáng mát, tránh nắng trực tiếp, dùng khăn mềm thấm khô trước khi phơi.
5. Những lưu ý quan trọng khi giặt chăn lông cừu
Cách giặt chăn lông cừu đòi hỏi sự cẩn thận để bảo vệ độ mềm mại, bền đẹp và khả năng giữ ấm của sản phẩm. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần chú ý để đảm bảo chăn lông cừu không bị hỏng trong quá trình giặt:
- Không sử dụng nước nóng: Lông cừu tự nhiên rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nước nóng có thể làm co rút, biến dạng các sợi lông, khiến chăn bị mất form, giảm độ mềm mại. Dưới 30°C là nhiệt độ an toàn để giặt chăn lông cừu. Nếu không chắc chắn, hãy chọn nước ấm vừa phải.
- Không dùng chất tẩy mạnh: Chỉ dùng dung dịch giặt nhẹ nhàng. Tránh các loại nước giặt chứa enzyme hoặc chất tẩy mạnh, vì chúng có thể làm hỏng cấu trúc sợi lông, gây xơ và khô cứng.
- Không sấy khô trong máy sấy: Sấy khô có thể làm hỏng chất liệu lông cừu. Sức nóng từ máy sấy có thể làm co rút, biến dạng và làm khô cứng các sợi lông cừu. Điều này ảnh hưởng lớn đến độ mềm mại và khả năng giữ ấm của chăn.
- Không giặt quá thường xuyên: Chỉ giặt khi cần thiết để bảo vệ độ bền của chăn. Có thể làm giảm độ bền của sợi lông, khiến chăn nhanh xuống cấp, mất đi tính năng giữ ấm và mềm mại.
6. Cách bảo quản chăn lông cừu sau khi giặt
-
Bảo quản chăn ở nơi khô thoáng:
- Tránh môi trường ẩm ướt có thể gây mốc. Môi trường ẩm là nguyên nhân hàng đầu gây nấm mốc cho các sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên như lông cừu. Để bảo vệ chăn lông cừu khỏi ẩm mốc, hãy cất giữ ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh xa các nguồn ẩm.
- Khi cất chăn, không nên để chăn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì điều này có thể làm phai màu và làm cứng sợi lông cừu.
- Dùng túi bảo quản chuyên dụng: Giữ chăn tránh tiếp xúc với không khí và ánh sáng trực tiếp. Túi bảo quản bằng vải cotton hoặc vải lanh là lựa chọn tốt nhất để lưu trữ chăn lông cừu. Túi vải giúp chăn có thể “thở”, ngăn chặn sự tích tụ của độ ẩm bên trong, đồng thời bảo vệ chăn khỏi bụi bẩn và côn trùng.
- Đảm bảo chăn hoàn toàn khô trước khi cất:
- Phơi khô tự nhiên: Trước khi bảo quản, hãy chắc chắn rằng chăn lông cừu đã phơi khô hoàn toàn. Độ ẩm còn sót lại có thể gây mốc và mùi khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng của chăn.
- Phơi ở nơi thoáng mát: Nên phơi ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và không sử dụng máy sấy để làm khô chăn.
-
Lộn mặt chăn: Lộn mặt trong ra ngoài khi phơi để chăn khô đều từ cả hai phía, đồng thời bảo vệ sợi lông cừu khỏi tác động của gió mạnh và ánh nắng.
KẾT LUẬN:
-
Địa chỉ : Nhà số 03 ngách 21 ngõ 28 đường Ỷ La, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
-
Điện thoại/Fax : +84-24 3755 7355 / +84-24 3755 7356
-
Di động : 0915046045
-
Email : lasantedeparis@gmail.com
-
Trang web : https://lasantevietnam.vn/
-
Facebook : Lasante’ Love Paris – Chăn Ga Gối Pháp